Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Đồng hành

Chủ nhật, 17/01/2016 | 04:58

    Cho đến bây giờ, đã qua đi hơn một năm, mỗi lần nhớ lại cái ngày đầu tiên quyết định đặt tên cho tờ báo của mình là “Bạn Đồng Hành”, chúng tôi cảm thấy rất tâm đắc với ý nghĩa sâu rộng của nó là người bạn đường trong cuộc sống đời thường của cộng đồng Việt Nam đang sinh sống, làm ăn và học tập ở Kharkov này.

 Đồng hành

Ảnh minh họa  

  Với tôi, khi tự nguyện nhận đưa bạn đọc và những ai có nhu cầu đi khám bệnh ở những bệnh viện do nhà nước quản lý, không vì mục đích dịch vụ mà chủ yếu là tấm lòng của mọi người đến với báo, thì việc đồng hành ấy trở thành niềm vui khôn tả, xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của người làm báo cộng đồng. Và, điều thú vị nữa là, qua những lần trao đổi, hàn huyên về cuộc sống riêng tư, về thuận lợi cũng như khó khăn trong buôn bán, kinh doanh, về niềm tin và hy vọng vào ngày mai trong những tháng năm bươn trải nơi xứ người, tôi càng hiểu thêm những nét đẹp trong tâm hồn họ. Để rồi, viết nên dòng tâm sự này như muốn chia sẻ cùng bạn đọc sao cho niềm vui chia sẻ là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẽ vợi dần đi muôn ngàn lần.
    Vâng. Hôm vừa rồi. Sáng thứ sáu vào những ngày đầu của tháng 12 năm 2015. Mùa đông dường như mới chính thức về Kharkov, khi tuyết rơi nhiều vô kể, qua đêm hết ngày phủ trắng kín mái nhà, đường phố. Tôi đưa T. đi khám bệnh tại Bệnh Viện thuộc ngành đường sắt, nằm trên lãnh thổ vùng Zalyutina bằng phương tiện giao thông công cộng vừa nhanh vừa đảm bảo an toàn hơn. Nhưng phải thuyết phục mãi T. mới đồng ý, chỉ vì e nói là đã đặt taxi sẽ đưa đón tôi hai chiều cả đi lẫn về. Rồi nữa, em bảo chưa bao giờ đi Metro (tàu điện ngầm) thì biết đường nào mà lần. 
Ngồi chung trong chiếc xe Ca đông người địa phương, hành trình ra vùng ngoại ô. Nhìn nước da trắng ngần đỏ hồng đôi má em, tôi đặt vấn đề:
Tuần chợ nghỉ có một ngày. Sao em không ở nhà lo việc riêng chăm con gái. Nhất là lại vào mùa đông giá lạnh của xứ hàn đới này.
Vội lắc đầu, T. giải thích:
Anh tính, tác nghiệp ngoài chợ như thể đã thấm vào máu thịt của dân chợ búa từ lâu rồi. Biết rằng ngày thứ sáu chợ đuội, có nhọc nhằn như dã tràng xe cát biển đông cũng chẳng nên công cán gì. Nhưng “bỏ thì thương, vương thì tội”, khi kinh tế thị trường đang xuống dốc mà không bám chợ thì làm sao có thể trụ nổi nơi mình đang tồn tại chứ chưa nói đến phát triển.
Cảm thông cùng dân chợ búa, tôi động viên:
Thôi thì “thế thời phải thế”. Kiếm được đồng nào hay đồng nấy để trang trải “nợ đời”. Phải không em?
Em cũng nghĩ vậy. – Trả lời tôi xong, T. giãi bày: Chả phải riêng em, mà cả mọi người, trong đó có anh nữa đấy. Ngày đầu mình sang đây, có ai nghĩ hậu vận nước “U” này tình hình chính trị, kinh tế lại bất ổn như bây giờ đâu. Hơn nữa, tới giờ phút này điểm dừng chưa có dấu hiệu, kinh tế chợ chưa biết khi nào khởi sắc. Vì vậy, cứu vãn mình tốt nhất là niềm tin và hy vọng “sau cơn mưa trời hửng sáng”. Đúng không anh?
Gật đầu thay câu trả lời. Rồi chợ cảm thấy chuyện tự dưng rơi vào chủ đề “chính trị nóng hổi”, tôi vui miệng nói dăm câu ba điều cho hội nhập vậy:
Cũng đã từng “trải qua nhiều cuộc bể dâu” và hiện thời tuy còn “nhiều điều trông thấy mà đau đớn lòng” nhưng anh tin rằng mọi việc sẽ đâu vào đấy. Yên bình sẽ có trong tầm tay, một khi biết đợi chờ. 
Sau đó, để chứng minh cho kết luận của mình có cơ sở, tôi đưa ra một vài thí dụ cụ thể như chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai thê thảm, nặng nề là thế rồi cũng phải kết thúc để hòa bình trở lại, ngày mai sáng ngời. Tiếp đến, khoảng thập niên 90 thế kỉ trước, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Mỗi nước là một quốc gia độc lập tự chủ. Nhưng quan hệ chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội vẫn được duy trì trên cơ sở hiệp thương, tôn trọng lẫn nhau. Rất OK nữa là đằng khác.
Có nghĩa là, việc dân chợ búa bám chợ trong mọi tình huống nào và cộng đồng mình quyết tâm trụ lại trên mảnh đất này trong bất kỳ hoàn cảnh nào chẳng những rất hợp với cái tâm, cái tình của mình đã gắn bó mấy chục năm với quê hương thứ hai này mà còn là sự hội nhập cần thiết nữa. Một khi ta đến xứ này bằng hai bàn tay trắng. – Trước khi dừng lời, T. ngước mắt nhìn tôi hỏi: Anh thấy thế nào?
Vội đáp “Em chỉ được cái nói đúng thôi”. Chợt nhìn qua khung cửa kính, nhận ra con đường, mái nhà quen thuộc mà chiếc xe ca đang bon bon chạy, sắp đến bệnh viện, tôi tranh thủ thổ lộ thêm quan điểm của mình:
Tuy nhiên, ở lại, đi đâu, hay về quê còn tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, của từng người. Còn với em…
Chả để tôi kịp nói hết câu, T. trải lòng:
Hiện thời, chứ sau này không ai đoán trước được, em ở lại, bởi nhiều lý do. Một là, cháu lớn đang theo dở đại học. Dự kiến tiếp tục cao học để thuận lợi hành trang bước vào đời. Hai là, em gắn bó với Kharkov, ngoài căn hộ ở khu chung cư ra còn là những kỷ niệm với nó từ những ngày đầu đến đây đi lên bằng hai bàn tay trắng thì trong hoàn cảnh khó khăn chung hiện tại, một khi không tính chuyện giàu sang phú quý mà tự bằng lòng với những gì mình có, sống giản dị như mọi người dân địa phương khác, nào khó gì hội nhập. Theo em, còn mang theo ý nghĩa cao quý ấy nữa.
Nghe T. nhắc đến hai từ “hội nhập” nóng hổi tính thời sự này, tôi mừng rơn vì thấy nó rất trùng hợp với suy tư của mình bấy lâu. Định phát biểu thêm đôi lời cho rõ nhẽ. Bởi, hiện nay, khó khăn ngày một chất chồng, bình quân thu nhập không hơn trước còn kém đi, khi chi phí đang tăng mà dân địa phương vẫn yên tâm sống, tạm bằng lòng với cái mình hiện có, chờ đợi ngày mai “sáng ngời”. Trong khi đó, đại đa số cộng đồng mình trừ doanh nhân thành đạt, thu hoạch hơn hoặc bằng mà vẫn luôn miệng kêu ca phàn nàn “thân phận mình hẩm hiu”, không chịu hội nhập thì có buồn không cơ chứ lị. Nhưng tính đi tính lại, không muốn nói nữa để mọi người tự hiểu, làm theo sự chỉ bảo của con tim mình. Vả lại, cũng vừa lúc ô tô cập bến trong sân bệnh viện.
Sau hơn hai giờ đồng hồ qua các phòng khoa kiểm tra toàn bộ nội tạng. Ngồi chờ kết quả, T. thẫn thờ thổ lộ:
Mấy tháng gần đây, cứ vào buổi trưa là em cảm thấy nôn nao cả người. Không hiểu đau dạ dày hay đường ruột anh à!
Thực ra chả hiểu mô tê gì về y học, tôi vẫn gạn lọc kiểu được chăng hay chớ:
Chắc đói đấy thôi.
Kể cả sau khi ăn ngấm ngẩm đau còn cố nén chịu chứ đau nhói liên hồi mới đáng ngại chứ. – T. lo lắng đáp lại.
Như hiểu ra lõi cốt của con bệnh, tôi hỏi:
Thế sáng sớm, trước khi ra chợ em có điểm tâm gì không?
Mím môi lắc đầu T. trả lời:
Nhiều năm nay, em có thói quen, sáng dậy vệ sinh cá nhân xong là vội vàng ra chợ tác nghiệp ngay. Nhất là ngày optom (bán buôn) hàng tuần vào thứ hai và thứ năm còn quên cả uống nước trà Atiso lợi tiểu, lát gan, thông mật theo định hoạch hàng năm. Đôi khi, bận bán hàng, thay bữa trưa là mấy miếng bánh ngọt chờ chợ tan, chiều về nhà ăn cơm tối luôn thể.
Thảo nào! – Tôi reo lên như thể đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đau dạ dày!
Anh nói gì cơ. – T. ngơ ngác hỏi lại.
Nhớ lần trước đưa M. đến bệnh viện này UZI (nội soi) gan, mật, tụy, thận, ruột, bởi cũng có triệu chứng như T. bây giờ. Qua kết quả khám nghiệm, bác sĩ trả lời chưa có gì nghiêm trọng, nhưng có dấu hiệu bị bênh loét dạ dày nên phải uống thuốc kháng sinh đề phòng, ngăn chặn kịp thời ngay. Và đặc biệt dặn dò chế độ ăn uống phải thật khoa học: Sáng (nhẹ) trưa (nặng) chiều (nhẹ) cũng như tuyệt đối tránh uống rượu, bia cùng các loại nước khác có chất cồn trên dưới 40 độ khi đói. Rồi chiều tối qua, M. gọi điện cho tôi, báo tin, sau một tuần nghiêm túc thực hiện theo lời dẫn của bác sĩ, người cảm thấy thay đổi hẳn. Phấn khởi lắm… Nghe mừng lây. Định kể lại cho T. nghe để em yên tâm, nhưng khốn nỗi chưa có kết quả khám, làm như thế hóa ra “cầm đèn chạy trước ô tô” à! Nên thôi, lúng túng mãi mới trả lời qua quýt “Có gì đâu em”. Vừa lúc, cô y tá mời vào phòng bác sĩ.
Cầm trong tay đơn thuốc, lắng nghe lời tôi dịch lại, đôi mắt lay láy huyền đen chợt sáng long lanh vững vàng niềm tin, T. thủ thỉ:
May mà anh đưa đi khám, chứ không cứ ở nhà lo ngay ngáy mất ăn mất ngủm thêm bệnh vào người.
Tôi im lặng, nhìn em lòng vui lây.                            

NTC

Bạn Đồng Hành – Kharkov


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN