Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Cuộc sống mưu sinh của người miền Đông giữa hai làn đạn

Thứ bảy, 04/10/2014 | 04:21
Khu chợ Ga nằm trải dài giữa hai làn đường Kuybuseva và Gornaya, cách ga tàu hỏa khoảng chừng 500m và cách sân bay Donhet khoảng 3,5 km (theo đường chim bay). Nơi đây có khoảng hơn 3000 tiểu thương làm ăn buôn bán, trong đó có phần đa người Việt làm ăn sinh sống ở khu vực này, xung quanh là các cửa hàng, kiot và các dịch vụ ăn kèm sầm uất.
Từ khi chiến tranh thực sự lan rộng vào Thành phố Donhet, thì nơi đây luôn là điểm nóng và đầy hiểm nguy, đã hứng chịu nhiều trận mưa bom và đạn pháo từ căn cứ sân bay của quân Chính phủ, bởi xung quanh khu vực chợ luôn xuất hiện xe tăng, xe bọc thép và các giàn hỏa tiễn, thậm chí có những lúc dương nòng bên cạnh chợ nhả đạn.
Cuộc sống mưu sinh của người miền Đông giữa hai làn đạn Những cột khói đen ngòm khu vực sân bay nhìn từ chợ
Cuộc sống mưu sinh của người miền Đông giữa hai làn đạnĐám cháy chỉ cách khu chợ vài trăm mét
Vào trung tuần tháng 07 là thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến, làm nhiều thường Dân thiêt mạng, dân tình khu vực này hầu hết buộc phải rời bỏ nhà cửa, tài sản đi lánh nạn. Ròng rã hơn hai tháng trời, người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, ăn nhờ ở đậu, thậm chí nhiều gia đình đã cạn kiệt nguồn tài chính, bởi chiến tranh kéo dài nhiều tháng qua, nhà máy xí nghiệp đều đóng cửa, đã nhiều tháng họ không hề nhận được một đồng lương nào. Từ khi có lệnh ngừng bắn, tuy nhiên ngày đêm bon đạn vẫn rơi đều, nhưng đối với người dân, hơn hai tháng trôi qua là một thời gian dài mệt mỏi, hơn nữa họ không thể an tâm khi tài sản, hàng hóa ở chợ có nguy cơ “trứng quảy đầu gậy”, bởi chủ chợ và ban quản lý bỗng dưng biến mất, phần đa người dân đã quay về với nhà cửa và công việc của họ, trong đó có hang chục gia đình Viêt nam.
Đi chợ dưới mưa bom lửa đạn
Tôi tận mắt chứng kiến ngày đêm có hàng tấn bom đạn dội xuống Thành phố Donhet, nhất là khu vực sân bay Quốc tế Donhet, công trình chào đón EURO với vốn đầu tư hàng trăm triệu đô, nay trở thành bãi chiến trường, có thể nói: Khó mà tìm được một viên gạch còn nguyên vẹn. Mặc dù bom đạn vẫn rơi đều, thậm chí những tiếng nổ lớn làm rung chuyển những khu nhà cao tầng, những cột khói khổng lồ dựng lên cách khu chợ không xa, nhưng người dân vẫn phải bám chợ và hy vọng bom đạn không lạc lối. Chắc họ thầm nghĩ rồi cũng phải làm quen với một tương lai tăm tối, với cuộc chiến chưa có lối thoát, cái đói, cái rét đang rình rập khi mùa đông đang tới.
Cuộc sống mưu sinh của người miền Đông giữa hai làn đạnGian hàng Trịnh Minh Thông không một bóng người mua
Cuộc sống mưu sinh của người miền Đông giữa hai làn đạnChợ Ga vùng chiến sự
 

Cuộc sống người Việt bế tắc ”đi mắc núi, về mắc sông”
Cộng đồng người Việt tại Donhet có cuộc sống tương đối ổn định, bổng dưng chiến sự xảy ra làm đảo lộn tất cả cuộc sống của họ, một số gia đình chuyển sang thành phố khác, nhưng phần đa bà con đã quay về với quê hương thứ hai của họ mà bao nhiêu năm gắn bó. Điều băn khoăn lo lắng nhất là con cái học hành giang dở, mong mỏi chờ ngày khai giảng muộn 01-10, ngờ đâu lại là một ngày đẫm máu, một giáo viên và hai phụ huynh học sinh thiệt mạng, mỗi lớp học chỉ tản mạn được 4-5 em đến lớp. Nhiều gia đình phải chịu cảnh bố mẹ một nơi, con một nẻo, chấp nhận sang thành phố khác xin học.
Tình cờ tôi được găp anh Trần Lực và anh Nguyễn Việt Tuấn là hai gia đình có con lớn học xong đại học và con nhỏ đang học phổ thông, hiện đang cùng mẹ về lánh nạn ở Việt nam, hai gia đình đang chạy vạy tìm kiếm công ăn việc làm, nhưng trước mắt muôn vàn khó khan, anh Tuấn lắc đầu kể lại, cháu nhỏ cũng xin nhập học ở Việt nam nhưng đến lớp chỉ ngồi nghe như vịt nghe sấm, rồi rưng rưng hai hàng nước mắt đòi mẹ đưa con sang Ukraina, nhưng phía bên kia một khoảng trời mờ mịt, nặc mùi khói đạn. Tương lai sẽ đi về đâu…? nếu cuộc chiếc cứ kéo dài mãi mãi.
Minh Lương từ vùng chiến sự Donhetsk

Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN