Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Giá trị pháp lý của Tuyên ngôn Độc lập

Thứ sáu, 30/08/2013 | 00:35
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Về chính trị, Tuyên ngôn Độc lập xóa bỏ quan hệ thực dân giữa nước Việt Nam và nước Pháp, thủ tiêu chế độ quân chủ của Nam triều. Về pháp lý, bản Tuyên ngôn đã đặt cơ sở vững chắc cho chế độ dân chủ cộng hòa đủ sức mạnh đương đầu

Tại Tân Trào, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đã được thành lập với ý nghĩa đó là Chính phủ lâm thời, nhưng chưa thể coi đó là một chính phủ. Ngày 28/8 Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đã cải tổ thành Chính phủ lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nhưng về pháp lý quyết định đó vẫn chưa phải là động thái tạo nên quốc gia dân tộc Việt Nam. (Etat-nation).

Theo pháp luật và tập quán quốc tế, khi một cuộc cách mạng lật đồ một nền quân chủ, động thái để tạo nên quốc gia - dân tộc là tuyên bố thành lập chế độ Cộng hòa hay chế độ quân chủ lập hiến. Người ta thường lấy trường hợp cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ làm thí dụ. Khi trật tự cũ của chế độ suyn-tan đã bị triệt phá, ngày 29/10/1923 Mustapha Kémal tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố thủ tiêu chế độ suyn-tan của đế quốc Ottoman.

Nước Viêt Nam giành chính quyền sau một cuộc đầu tranh giải phóng dân tộc, chống chế độ thuộc địa. Thông thường khi giành được độc lập, các nước thuộc địa nêu chủ yếu nguyên tắc chủ quyền dân tộc hay nhân dân, đặc trưng của các quốc gia – dân tộc. Đó là Điều mà phần đông nhân dân ta chưa hiểu sau khi đã giành được chính quyền. May cho đất nước là có đồng chí Nguyễn Ái Quốc là con người uyên bác, lịch lãm, lại đã chứng kiến đời sống chính trị ở châu Âu. Người đã biết 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đã công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, cũng đã biết Mustapha Kémal đã ra bản Tuyên cáo thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Người đã sống ở Trung Quốc bên cạnh các lãnh tụ của cách mạng Trung Quốc cho nên hiểu rõ kinh nghiệm của cách mạng Tân Hợi (191l). Từ vốn sống đó Người hiểu ngay rằng vấn đề chính quyền của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đòi hỏi phải giải quyết ngay và đồng thời hai vấn đề cơ bản: thủ tiêu trật tự cũ của thực dân và kiên lập trật tự mới dân chủ cộng hòa theo đúng pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Về chế độ cũ, bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định rõ ràng và đanh thép:

''Chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hẳn những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam''.

Về trật tự mới, Bản Tuyên bố khẳng định:

''Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể đân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững tự do độc lập ấy”.

Chính phủ lâm thời họp ngày 28/8 thì ngày 30/8 Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Nếu chậm tuyên bố thành lập Chính phủ mới thì sẽ kéo dài thời gian không có chính quyền, một tình huống có thể bị kẻ địch lợi dụng. Hơn nữa quân Lư Hán sắp kéo đến Việt Nam, nếu để chậm việc tuyên bố độc lập thì sẽ không có chính quyền đón tiếp quân Lư Hán. Vì những lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945. Lịch sử pháp luật quốc tế đã chỉ rõ trong quá trình giành độc lập bản tuyên bố độc lập là biện pháp xác nhận rõ ràng hay mặc nhiên sự tạo nên Nhà nước mới. Tất nhiên sự tạo nên một Nhà nước mới sau một cuộc giải phóng dân tộc khác với trường hợp tạo nên một Nhà nước theo một quyết định của một tổ chức quốc tế (như việc lập Nhà nước Israel) hay trường hợp các nước thuộc địa giành được độc lập trong phong trào phi thực dân hóa.

Nhà nước Hoa Kỳ được tuyên bố thành lập năm 1776 đến năm /778 được nước Pháp của Hoàng đế Louis XVI công nhận. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đầu chỉ là một Chính phủ de facto. Ngay khi đó nó đã đóng vai trò người chủ cửa nước Việt Nam và trên tư thế đó đã quan hệ với nước Trung Hoa dân quốc và ký kết với nước Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Từ 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác công nhận về ngoại giao. Từ vị trí de facto nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến dần đến vị trí de jure. (Nhà nước được công nhận về pháp lý)."Bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 đã đặt nền tảng pháp lý vững chắc cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nếu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một áng ''thiện cổ hùng văn'' của cuộc chiến tranh chống nhà Minh thì bản Tuyên ngôn Độc lập là một áng ''thiên cổ hùng văn'' của nước Việt Nam thời đại Hồ Chi Minh.

BTS

(Theo Báo Quốc tế)


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN