Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

G.7 chẳng có tác dụng với Nga

Thứ bảy, 06/06/2015 | 03:52
Quan hệ giữa Nga và các đối tác toàn cầu tiếp tục giảm xuống và không có dấu hiệu cải thiện, sau khi Moscow từ chối yêu cầu trở lại G.7 từ Đức, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước này. "G.7 chẳng có tác dụng với Nga", một quan chức điện Kremlin cho biết. 

G.7 chẳng có tác dụng với Nga

Hôm thứ 5, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng bộ trưởng tài chính của 7 nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới sẽ cho phép Nga trở lại nhóm,sau thời gian dài bị đình chỉ hoạt động.
“Tôi tin rằng chúng ta không hề có lợi nếu tiếp tục giữ nguyên hiện trạng của G.7 ở thời điểm hiện tại, trong suốt một thời gian dài. Cần phải có sự thay đổi,” ông Steinmeier nói với cánh nhà báo hôm thứ 5, sau khi có buổi gặp mặt với người đồng cấp Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh G.7 sẽ diễn ra vào ngày 26 - 27.6.
G.7 được thành lập bởi Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ. Sau đó, Nga được phép tham gia vào nhóm để tăng cường sức mạnh từ năm 1988, tạo thành G.8. Tuy nhiên, Moscow đã bị đình chỉ hoạt động sau khi sáp nhập Crimea và bị cáo buộc hỗ trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine vào năm ngoái.
Ông Steinmeier nhận định G.7 cần Nga và các nước trong nhóm cần có cái nhìn khách quan hơn. “Một cái nhìn khác quan vào tình hình thế giới trong thời điểm hiện tại cho thấy chúng ta cần Nga như một đối tác mang tính xây dựng trong quá trình giải quyết các cuộc xung đột, bao gồm cả tình trạng ở Trung Đông,” bộ trưởng nhận định.
Tuy nhiên, bất chấp các tuyên bố từ phía Đức, một quan chức cấp cao của Nga đã từ chối đề nghị của Berlin. Ông cho rằng Nga không tìm kiếm sự tái nhập hay quay trở lại nhóm các nước công nghiệp hàng đầu, và G7 chẳng có tác dụng với Nga, hãng tin RIA Novosti đưa tin.
Theo hãng tin nhà nước nói trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm thứ 5 tuyên bố: “Nhóm G8 chưa hẳn là tốt nhất hay có tác dụng tích cực đến đất nước, làm việc trong BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và G.20 là thú vị hơn đối với Moscow”.
Những bình luận của ông Ryabkov đã cho thấy dấu hiệu từ chối của Nga, và khẳng định ‘thế giới cũ’ - nơi phương Tây có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt hay quan điểm của mình lên các nước đang mất dần tác dụng. Nhiều tổ chức kinh tế khác ngày càng lớn mạnh, và là chỗ dựa cho Moscow trong cuộc đối đầu với phương Tây.
Đối với đối tác thương mại lớn như Đức, việc cô lập kinh tế Nga và nhận các biện pháp trả đũa ngược lại, đã tác động đến hoạt động xuất khẩu của nước này. Một phần trong kế hoạch trả đũa của Moscow đã cấm nhập khẩu hàng hóa từ châu Âu, khiến xuất khẩu Đức giảm 18% trong năm 2014, văn phòng thống kê của chính phủ công bố.
Một nhóm các doanh nhân thân Nga có quyền lực ở Berlin đã kêu gọi cho phép Nga được tham dự hội nghị thượng đỉnh G.7 sắp diễn ra. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với quốc hội rằng điều này là không thể quyết định cho đến khi Nga cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hàn Giang - motthegioi.vn(theo Reuters )


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN