Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Trưng cầu ý dân tại Hy lạp: Đồng euro bị đổ vỡ và Liên minh châu Âu có nguy cơ tan rã

Thứ ba, 07/07/2015 | 03:37
Kết quả trưng cầu ý dân tại Hy lạp có hơn 60% số dân trả lời “ không “ trước các đòi hỏi của các nhà cho vay và như vậy  khẳng định sẽ không trả nợ.

Trưng cầu ý dân tại Hy lạp: Đồng euro bị đổ vỡ và Liên minh châu Âu có nguy cơ tan rã

Kết quả này làm cho các lãnh đạo châu Âu bị “ sốc”, nhưng lại làm cho người dân Hy lạp vui mừng. Tuy chưa có quyết định chính thức từ phía chính phủ, nhưng người dân Hy lạp đã reo hò chiến thắng trước châu Âu.
Bộ trưởng tài chính Hy lạp xin từ chức. Chính phủ Hy lạp hy vọng những nhà cho vay sẽ xóa nợ cho Hy lạp để nước này ở lại trong Liên minh châu Âu.
Câu hỏi chính hiện nay là việc Hy lạp từ chối trả nợ có ảnh hưởng thế nào lên châu Âu và đồng euro. Hiện tượng Hy lạp liệu có kéo các nước khác khủng hoảng theo như : Bồ đào Nha, Tây ban nha, Sip và Irlandia.
Cuộc trưng cầu ý dân lịch sử:
Tính đến ngày ¼ nợ quốc gia của hy lạp đạt mốc lịch sử: 312 tỷ euro, trong đó nợ của IMF chỉ có 21 tỷ euro.
Phần lớn nợ 238 tỷ euro trong vòng 5 năm. Tuy nhiên trong vòng 10 năm cuối Hy lạp vay tiền chỉ để trả nợ ngay lập tức.
Khi đã trở nên rõ ràng là không thể lấy gì để trả nợ, Quỹ tiền tệ thế giới IMF đòi Hy lạp không chỉ  phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng mà còn phải chịu đựng chính sách “ khủng bố tài chính”- như Bộ trưởng tài chính Hy lạp tuyên bố.
Cuối cùng Thủ tướng hy lạp Siprak công bố trưng cầu ý dân: Để người Hy lạp tự quyết định họ có sẵn sàng chấp thuận yêu cầu của Liên minh châu Âu hay  từ chối, trong đó Thủ tướng Hy lạp nói rõ quan điểm của mình: Không chấp nhận đòi hỏi của các nhà cho vay, không trả nợ và tự giải quyết khủng hoảng.
Như vậy người Hy lạp thực tế đã từ chối đề nghị của Liên minh châu Âu và đặt đất nước Hy lạp vào tình trạng ra khỏi Liên minh châu Âu, chuyển sang tiền nội tệ Drakhma.
Lập tức chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Suls phản ứng: “ Vào thời điểm khi đưa đồng nội tệ vào, thì sẽ bị khai trừ khỏi Liên minh châu Âu”
Sau khi trưng cầu ý dân, tại Hy lạp có trạng thái phấn khích. Bộ trưởng lao động Hy lạp coi cuộc trưng cầu ý dân là “ quyết định lịch sử” và hy vọng bây giờ các nhà cho vay sẽ không đòi tiền Hy lạp.
Thực tế Hy lạp chỉ có 2 kịch bản: Xấu và rất xấu. Theo đó khủng hoảng Hy lạp làm suy yếu đồng euro là đồng tiền duy nhất của châu Âu.
Châu Âu bị tống tiền:
Về bản chất, trưng cầu ý dân tại Hy lạp giống như một vụ châu Âu bị tống tiền. Vì nếu như Hy lạp rời Liên minh châu Âu thì châu Âu sẽ gặp khó khăn – chỉ trong vòng vài tháng từ sự kiện Hy lạp đồng euro mất giá từ 1,4 còn 1,1 so với đồng đôla.” 
Bộ trưởng lao động Hy lạp Skeletetik tuyên bố: “ Bây giờ chính phủ có công cụ mạnh trong các cuộc đàm phán để đạt  được thỏa thuận, mở ra cho chúng ta con đường mới”
Một số thành viên khác của chính phủ  Hy lạp cũng nói về các cuộc đàm phán mới với các nhà cho vay. Hình như kết quả trưng cầu ý dân có ảnh hưởng tới việc xem xét lại nợ cho Hy lạp vì Liên minh châu Âu không cho phép Hy lạp sử dụng tiền nội tệ của mình.
Liên minh châu Âu đành phải in tiền bổ sung. Việc Hy lạp rời Liên minh châu Âu  được đánh giá tương đương với 1,5% tổng sản phẩm toàn Liên minh châu Âu. Còn người đân Hy lạp đang phải chờ đợi sự kiểm soát khắt khe về ngoại tệ, lạm phát cao, mức sống suy giảm và tái phục hồi nền kinh tế bằng đồng ngoại tệ rẻ.
Phản ứng “ Domino”:
Trước khi tiến hành trưng cầu ý dân, người Hy lạp mua tất cả các thực phẩm có tại các cửa hàng, rút tiền từ ngân hàng. Bắt đầu hành động này là các đại biểu quốc hội. Theo thông báo ban đầu, người dân Hy lạp đã kịp rút 600 triệu euro từ các ngân hàng, vì họ sợ rằng ngày mai họ sẽ không thể rút được tiền. Việc này gây  ảnh hưởng lên các nước khác của Liên minh châu Âu.
Không chỉ Hy lạp có vấn đề về tài chính. Tình hình tương tự ở Tây ban nha, Bồ đào nha, Sip, Irlandia.
Việc Liên minh châu Âu bị thu hẹp sẽ gây áp lực lên thị trường và làm suy yếu đồng euro.
Mặt khác nếu Hy lạp rời Liên minh châu Âu sẽ buộc Ngân hàng châu Âu ra các quy định chặt chẽ hơn cho các nước thành viên và trong tương lai sẽ làm cho đồng eu ro mạnh lên.
Trong bất kỳ trường hợp nào, số phận của Hy lạp, Liên minh châu Âu và đồng euro phụ thuộc vào đàm phán ngày 7/7. Ngày này sẽ xác định Hy lạp sẽ ở lại vùng châu Âu hay không. Đây cũng là điểm kết cho mối quan hệ giữa con nợ vĩnh cửu Hy lạp và châu Âu.
Theo podrovnosti.ua

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN