Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Kiev có thể thay đổi định hướng hợp tác

Thứ sáu, 17/01/2014 | 15:17
Hôm qua chính phủ Ukraine đã xem xét chương trình hợp tác với các nước Liên minh Hải quan (TC) đến năm 2020. Cũng trong thời gian đó, Thủ tướng Nhikolai Azarov đã chỉ thị cho Ủy ban liên ngành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó thủ tướng Yuria Boyko trong thời hạn 2 tháng chuẩn bị những yêu cầu, quan điểm của Ukraine để đàm phán EU và tham gia vào khu vực thương mại tự

Tại Kiev người ta đang tranh cãi: Không biết văn bản nào trong các văn kiện trên trở thành tuyên ngôn và chính quyền sẽ chọn hướng hội nhập nào? TC hay EU?

Chương trình chuẩn bị cho việc hợp tác với TC được bắt đầu chuẩn bị trước khi Ukraine quyết định tạm dừng việc chuẩn bị tham gia hội nhập EU và lúc này chiến tranh thương mại – kinh tế Nga – Ukraine còn đang nóng bỏng. Vì thế trong văn bản này không có một điều khoản nào mâu thuẫn làm cản trở đến việc Ukraine tham gia hội nhập EU và cũng không có một lời nào nhắc đến tương lai Ukraine sẽ gia nhập TC. Trong văn kiện chỉ liệt kê các vấn đề nảy sinh trong quan hệ thương mại giữa Nga và Ukraine. Có 7 hướng giải quyết các mâu thuẫn này và các biện pháp thực hiện.

Nhưng theo lời các cán bộ tại Kiev, các văn bản này có tính chất tuyên ngôn, còn thực tế không phải như vậy nhất là sau cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Nga, Ukraine ngày 17/12. Phó chủ tịch viện Gorsheniza Alekshey Leshenko nói chương trình hợp tác với TC mà chính phủ Ukraine thông qua là sự tiếp tục logic sau cuộc gặp gỡ giữa 2 Tổng thống Nga, Ukraine. Nhưng có nhiều thực tế, sự kiện, hành động và tuyên bố của chính quyền Ukraine cho phép nói rằng những thỏa thuận mang tính chất chiến lược, tình huống hơn là tính chất lâu dài. Còn phải làm rõ tính chất của cuộc gặp gỡ đó là do ý muốn chủ quan của phía Nga hay phía Ukraine? Bởi vì tính chất tình huống đó có thể có lợi cho bên này hoặc bên kia, trong đó Ukraine sẽ có không gian để thực hiện các động thái đối ngoại của mình. Việc gia nhập TC của Ukraine không có ai nhắc đến. Chương trình hợp tác đến năm 2020 – đó là hướng ngả về Nga.

Lịch sử 22 năm độc lập của Ukraine cho thấy tất cả các Tổng thống Ukraine đều giữ quan điểm đối ngoại đa phương và lần này, Kiev cũng làm như vậy. Trong quan hệ đa phương sẽ xảy ra các cuộc mặc cả ngoại giao phức tạp. Một ví dụ cụ thể là sau khi đã nhận được khoản vay 15 tỷ đô từ Nga, Ukraine vẫn tiếp tục đàm phán với quỹ tiền tệ quốc tế về khoản vay thêm 15 tỷ đô mới. Nga đã giảm 1/3 giá gas cho Ukraine, nhưng hôm qua Ukraine vẫn ký với Tiệp khắc về việc cung cấp khí đốt cho Ukraine, điều đó làm cho phía Nga rất khó chịu.

Cuối cùng là cùng với việc bàn luận, thúc đẩy hợp tác với TC, Thủ tướng Ukraine cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc hội nhập với EU. Theo ông đó là những điều kiện rất quan trọng để Ukraine vừa thu đủ ngân sách và hướng tới hội nhập EU.

Nhà kinh tế học của trung tâm nghiên cứu chính trị và mâu thuẫn Alekshandr Koshik cho rằng không có sự mâu thuẫn nào ở đây cả. Chương trình hợp tác với TC không phải là bản tuyên ngôn mà phản ánh công việc cụ thể của chính phủ trong các lĩnh vực cụ thể hợp tác với Nga và phía Nga cũng sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực đó. Thí dụ: Nga đầu tư vào công nghiệp đóng tàu với Ukraine là 4 tỷ đô, nhiệt điện nguyên tử 6 tỷ. Về phía EU thì không thể có những đề nghị đầu tư như vậy. Còn việc ký kết gia nhập EU có tính chất tuyên ngôn. Chúng ta còn nhớ phía Ukraine đã tuyên bố rất rõ ràng là những văn kiện đã được chuẩn bị và được thông qua Quốc hội rất không có lợi cho Ukraine vì vậy chưa thể ký hợp tác với EU. Còn phía EU cũng không có nhân nhượng nào.

Theo lời của Koshik, phía EU muốn biến Ukraine thành nước nông nghiệp chuyên nghiệp và hủy bỏ nền kinh tế công nghiệp. Thủ tướng Ukraine thừa nhận nếu ký hiệp ước với EU thì Ukraine sẽ rơi vào khủng hoảng nặng, còn nếu hợp tác với Nga và TC thì sẽ lôi cuốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. Các nhà nghiên cứu chính trị tại Kiev đang tranh luận cái giá chính trị Ukraine phải trả là bao nhiêu nếu ngả hẳn về TC và tương lại kinh tế sẽ thế nào? Trong đó có vấn đề cải tổ kinh tế. Trong điều kiện hiện nay bất kỳ một sự đầu tư kinh tế nước ngoài nào vào Ukraine cũng là mạo hiểm.

Hiện nay kinh tế Ukraine có tốc độ phát triển chậm nhất so với các nước láng giềng và điều quan trọng hơn là tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn rất nhiều so với tiềm năng của nó. Nguyên nhân là do cấu trúc kinh tế của các tập đoàn tỷ phú, tham nhũng và vấn đề không chấp hành luật pháp. Chỉ còn 1 năm nữa là bầu cử Tổng thống nên chính quyền sẽ không mạo hiểm tiến hành các biện pháp cải tổ kinh tế bằng các biện pháp mạnh, nhưng vẫn phải tiếp tục mặc cả về vấn đề chính trị, đối ngoại với bên ngoài.

Theo podrobnosti


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN