Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Mỹ ra điều kiện trong 3 ngày, Nga phải rút quân khỏi Crimea

Thứ năm, 13/03/2014 | 15:12
Mỹ bắt đầu lệnh trừng phạt. Châu Âu chờ thời gian vì quá lệ thuộc vào Gazprom (Công ty dầu khí Nga). Do xâm chiếm Crimea nên Nga sẽ bị đe dọa khai trừ khỏi nhóm G8. Đó là thông cáo của Nghị viện Mỹ được Obama và Yashenyuk bàn thảo tại nhà Trắng ngày hôm qua.


Hôm nay, châu Âu đang chuẩn bị các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhưng các biện pháp mạnh cũng đang phải chờ đợi vì quá phụ thuộc vào Nga về gas.

Mỹ:

Lần đầu tiên trong lịch sử độc lập, các lãnh đạo Ukraine được Mỹ mời trực tiếp đến nhà trắng làm việc trong 2 ngày. Mục đích chuyến đi là buộc Nga rút quân khỏi Crimea thời gian trước chủ nhật 16/3/2014.

Ngoài ra lãnh đạo Ukraine còn có cuộc đàm thoại với quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

Hôm nay tại New york, Yashenyuk có buổi phát biểu trên diễn đàn Liên hợp quốc.

Về vấn đề khai trừ Nga khỏi G8, các nhà bình luận cho rằng Nga sẽ bị mất khả năng được nói chuyện với các thủ lĩnh G7 trong các hoàn cảnh không chính thức và uy tín của Nga sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng Putin cho rằng G8 không phải là nhóm có ảnh hưởng lớn. Đã có nhóm G20.

Châu Âu:

Các cuộc bàn luận để ra nghị quyết ở nghị viện châu Âu diễn ra khá lạc quan: Châu Âu đã ngừng việc đơn giản hóa Visa với Nga và ngừng việc chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh G8 tại Sochi. Ngày 19/3, EU sẽ giúp đỡ Ukraine 1 tỷ đô.

Nếu Nga vẫn tiếp tục không đàm phán với Ukraine về vấn đề Crimea thì EU sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn đó là: Không cấp Visa cho một số cán bộ cao cấp Nga, phong tỏa tài sản, cấm nhập khẩu hàng Nga. Nhưng thủ tướng Đức không hài lòng với chiến tranh này. Bà muốn việc buôn bán với Nga vẫn bình thường như trước. Có khả năng ký hiệp ước giữa một số nước lớn của châu Âu, Ukraine với Nga – Công nhận Nga có quyền lợi độc quyền tại Crimea.

Mỹ thì muốn hành động: Mỹ đang thử gây áp lực lên các nhà lãnh đạo châu Âu và áp dụng lệnh trừng phạt.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính làm châu Âu kiềm chế việc áp dụng các biện pháp cứng rắn với Nga là vấn đề phụ thuộc Nga về gas. Nga cung cấp cho châu Âu hơn ½ số khí đốt mà châu Âu cần. Châu âu cũng đã đầu tư hàng tỷ đô để xây dựng đường dẫn gas phía nam và phía bắc và như vậy càng tăng cường sự phụ thuộc vào Putin.

Vấn đề thời gian:

Theo các nhà bình luận, không phải mọi thứ đã mất hết.

“Mỹ và châu Âu chưa sẵn sàng áp dụng các biện pháp cứng rắn với Nga và không muốn có chiến tranh. Nhưng nếu Nga vẫn tiếp tục quá trình xâm chiếm Crimea thì điều đó sẽ dẫn đến sự trừng phạt mới (sau ngày 21/3) và chiến tranh lạnh sẽ bắt đầu. Tất cả mọi người đều biết sáng kiến của thủ tướng Balan là cần thay đổi luật chơi bằng cách dần dần thay nhập khẩu khí đốt của Nga bằng việc dùng khí đốt nén của Mỹ (mặc dù giá đắt gấp 2 lần và thời gian cần để thay thế là 1,5 năm).”

Theo Segodnya.ua


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN