Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Những nội dung chủ yếu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Porosenko đề nghị

Thứ tư, 25/06/2014 | 13:00
Nội dung chủ yếu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Porosenko đề nghị Quốc hội xem xét có liên quan đến phân cấp chính quyền và nâng vai trò của tiếng Nga.

Tài liệu này được gửi tới Quốc hội trong đêm trước ngày Kiep ký hiệp ước liên minh với Châu âu phần kinh tế và cũng trong ngày Porosenko trình bày dự án này trước PAC. Vào tuần sau, dự án này phải được Quốc hội thông qua.

Những thay đổi cơ bản trong hiến pháp liên quan đến phân cấp chính quyền và nâng cao quyền tự quản của địa phương.

Tỉnh trưởng sẽ được bầu tại địa phương, chứ không chỉ định từ Kiep. Sẽ mở rộng quyền của các cộng đồng và các hội đồng địa phương. Các cộng đồng sẽ giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ.

Những nội dung chủ yếu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Porosenko đề nghị

Về ngôn ngữ, theo Porosenko : “ Tiếng Ukraine là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ hiến pháp duy nhất của Ukraine”

Tình trạng của tiếng Nga không thay đổi, nhưng tại các vùng, tiếng Nga và các tiếng của các dân tộc thiểu số được sử dụng ngang bằng tiếng Ukraine.

Các ủy ban hành chính địa phương bị hủy bỏ, thay vào đó là thành lập các cơ quan đại diện quốc gia để theo dõi việc chấp hành Hiến pháp và phối hợp hoạt động các cơ quan hành pháp.

Quyền lực của tổng thống bị cắt giảm: Nguyên nhân để phế truất tổng thống có thể là “ trong các hành động của tổng thống có các hành vi phạm tội”. Để bắt đầu qui trình phế truất cần sự ủng hộ của 150 đại biểu Quốc hội( trước đây cần tối thiểu 226 ). Để ra quyết định phán quyết cần sự ủng hộ của 300 đại biểu quốc hội. Để công bố quyết định phế truất không cần quyết định của Tòa án tối cao như trước đây.

Tổng thống mất quyền chỉ định quan tòa, đề nghị Quốc hội các ứng cử viên cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Thành phần chính phủ sẽ được thành lập do thủ tướng đề nghị và phải được Quốc hội thông qua.

Chính phủ phải báo cáo hoạt động trước tổng thống, nhưng chỉ chịu sự kiểm tra của Quốc hội.

Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm theo sự nhất trí của tổng thống, nhưng theo đề nghị của Liên minh đa số trong quốc hội. Liên minh này được hình thành không do các đảng mà do các đại biểu Quốc hội – Số lượng không dưới 226.

Dự án Hiến pháp mới làm cho Quốc hội trở nên “ bất tử”. Tổng thống chỉ có quyền giải tán quốc hội chỉ trong một trường hợp duy nhất – Nếu như trong vòng 60 ngày Quốc hội không thành lập được chính phủ.

Trách nhiệm của một số đại biểu Quốc hội cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, họ không nhất định phải vào đảng mà từ đó họ được bầu.

Quốc hội có quyền áp dụng tình trạng đặc biệt và ra các quyết định sử dụng lực lượng vũ trang, thành lập, cải cách, hủy các tòa án. Thành lập và hủy các đơn vị hành chính, lãnh thổ địa phương.

Các đại biểu quốc hội không thể bị bắt trước khi có quyết định của tòa án và được sự đồng ý của quốc hội.

Tiền án, tiền sự không ngăn cản để được bầu vào quốc hội.

Những công dân bị mất quyền được bầu thành tổng thống, hoặc thành đại biểu quốc hội, chỉ khi các công dân này trong ngày bầu cử đang bị thụ án vì cố tình phạm các tội nặng.

Dự án mới tăng quyền của các nhân viên công lực. Lãnh đạo cơ quan phản gián nằm trong Hội đồng an ninh quốc gia. Thành lập ra một cơ quan công lực mới– Cơ quan điều tra quốc gia.

Thời gian biểu để thực hiện Hiến pháp thay đổi đã được công bố. Theo lời của phó thủ tướng Groisman, trước 1/7 các đại biểu quốc hội bỏ phiếu thông qua lần một. Lần cuối cùng, vào mùa thu sẽ phải được thông qua với 300 phiếu thuận.

Theo Podrovnoti


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN