Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Tốp – 15 tuyên bố của Thống đốc ngân hàng trung ương Ukraine Goltareva. Những gì xảy ra đằng sau những tuyên bố đó

Thứ hai, 01/12/2014 | 18:23
1. Tháng 8 trước quốc hội Goltareva đã phát biểu khuyên không nên mua đôla đắt hơn 12 gr: “ Những ai mua đôla giá đắt, chẳng bao lâu nữa sẽ phải hối tiếc về điều đó”. Thực tế cho thấy, những người không mua phải hối tiếc chứ không phải những người đã mua.
 
2. “ Chúng tôi xây dựng Ngân hàng trung ương độc lập. Tôi xin hứa với mọi người điều này”. Đó là tuyên bố ngày 11/7. Nhưng sau đó Ngân hàng trung ương đã thực hiện trực tiếp 1 loạt các biện pháp hành chính, tái đầu tư. Điều đó chứng tỏ ngân hàng trung ương phụ thuộc đặc biệt vào phủ tổng thống.

3 . “ Điều quan trọng đối với chúng ta là tăng cường Blok chuyên nghiên cứu, phân tích kinh tế vĩ mô. Chúng tôi muốn lôi kéo những chuyên gia hàng đầu thế giới”. Đó cũng là tuyên bố ngày 11/7 và cũng chỉ là tuyên bố mà không được thực hiện trên thực tế.

4. “ Ở đất nước chúng ta đã quyết định rằng, Ngân hàng trung ương – Là người cho vay không chỉ đối với các ngân hàng khác mà còn cho cả nền kinh tế và ngân sách”. Chính sách đó vẫn giữ được cho tới hôm nay, nhưng ngân hàng trung ương tăng cường ảnh hưởng lên các ngân hàng.

5. “ Theo chương trình DPL-2, tháng 9 chúng ta nhận được nửa tỷ đôla dùng cho quỹ bảo đảm cho người gửi tiết kiệm. Nửa tỷ đôla tiếp theo cũng dành cho quỹ này. Vì thế tiền của chúng ta đủ cho tất cả”. Đó là tuyên bố ngày 10/9 có lẽ là để làm yên lòng khách hàng gửi tiết kiệm trước khi áp dụng các biện pháp hành chính với 1 loạt ngân hàng, khi những người gửi tiền tiết kiệm biểu tình có các hành động quyết liệt trước ngân hàng trung ương.

6. “ Tỷ giá thương mại cao hơn rất nhiều so với thực tế là vấn đề lớn nhất của thị trường chúng ta. Vì thế chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng bình thường cho thị trường ngoại hối”. Vài tuần sau bà tuyên bố với các nhà báo: “ Thật không may, tỷ giá gr không được chuẩn bị  cơ sở hạ tầng của mình nên bị dẫn đến những kết quả không ngờ trước những biến  động nhỏ”.

7. “ Những nguồn dự trữ của chúng tôi có tính thanh khoản cao, thậm chí rất cao, được đánh giá bởi IMF”. Thực tế Goltareva không có công tạo ra các nguồn dự trữ ấy, nhưng bà đã kiềm chế được  việc tiêu tốn đến hết nguồn dự trữ để giữ giá đồng nội tệ.

8. “ Chúng tôi đã áp dụng  đưa vào tất cả các hệ thống ngân hàng những người quản lý để theo dõi việc sử dụng nguồn tiền tái đầu tư của ngân hàng trung ương, để nguồn tiền đó không lọt ra thị trường ngoại hối”.

9. “ Chúng tôi muốn ít ngân hàng, nhưng nhiều vốn” . Theo chương trình của IMF để liên kết, hợp nhất các ngân hàng cùng quỹ bảo lãnh, áp dụng các biện pháp hành chính với các ngân hàng có vấn đề để giải quyết nợ xấu.

10. “ Ngân sách 2015 cần tính tỷ giá đôla 12,9 gr/đôla”. Tuyên bố của Goltareva ngày 23/9, và phát biểu này được lặp lại ngày 10/11.

11. “ Tình hình  trong trạng thái được kiểm soát” Tuyên bố của bà ngày 7/11 khi tỷ giá đô trong ba ngày từ 4 đến ngày7/11 giá đôla tăng từ 12,95 – 14,7. Sau đó đồng gr tiếp tục bị mất giá cho tới 16,0.

12. “ Người gửi tiền tiết kiệm không thể rút tiền trước hạn gửi, nhưng có thể gửi tiền theo hạn khác” . Goltareva muốn cấm người gửi tiền tiết kiệm trước thời hạn để giữ trạng thái cân bằng trong ngân hàng.

13. “ Những nhà xuất khẩu có tới 101 cách giữ ngoại tệ mà ngân hàng trung ương không thể kiểm soát nổi. Chúng tôi chỉ có thể ảnh hưởng được hình thức thanh toán”. Thế tại sao ngân hàng trung ương không thể giúp đỡ họ bằng các quy chế.

14. “ Đó là ví dụ điển hình về việc tiêu tốn tài sản nhà nước không đúng mục đích”. Tuyên bố về việc kênh truyền hình БТБ trong 3 năm ngân hàng trung ương đã phải tiêu tốn 220 triệu gr.

15. “ Lạm phát hiện nay là 20%, tới cuối năm lạm phát sẽ đạt 25%”. Tuyên bố của Goltareva ngày 20/11.
 
Theo segodnya.ua 

Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN