Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Ukraine là quốc gia của những người có bằng đại học bị thất nghiệp, 6 vấn đề trong giáo dục của Ukraine

Thứ ba, 21/07/2020 | 01:39
Ukraine trở thành một trong những quốc gia có số lượng người có bằng đại học cao nhất thế giới, nếu tính theo số lượng bằng cấp. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, từ năm 1999 đến năm 2010, số người có bằng đại học tăng gấp đôi.

Con số này một phần do luật pháp của chúng ta quy định -cách đây chưa lâu, tất cả các trường trung cấp được tính là các trường cao học. Nhưng cũng không phải chỉ vì nguyên nhân nói trên: Trong vòng 30 năm, số trường đại học, học viện tăng gần gấp đôi tại Ukraine (281 trường). Vào năm 2000 đạt đỉnh với 353 trường. Để so sánh: Ở Đức với dân số 83 triệu người, số trường đại học 340. Đối với Ukraine điều này không trở thành niềm tự hào: Hầu như 1/2 số người thất nghiệp đến trung tâm tìm kiếm việc làm là những người có bằng đại học, tăng 30% so với năm 2000. Trong bảng xếp hạng 1000 trường có uy tín thế giới, Ukraine chỉ có 6 trường. Trong đó trường Tổng hợp Kharcov mang tên Karazina xếp thứ 477, chiếm vị trí cao nhất Ukraine, trong khi trường đại học Tổng hợp Tartuski của Estonia đứng thứ 285, trong 6 năm thăng 160 bậc.

Để tham khảo: Hiện nay trên thế giới có 200 triệu sinh viên, so với năm 1998 có 89 triệu sinh viên.
Nếu các trường đại học cho ra trường những người không cần cho thị trường lao động, thì giáo dục trung học - cũng không có khả năng cạnh tranh. Theo kết quả khảo sát quốc tế của PISA-2018, Ukraine đứng vị trí thứ 4 cuối bảng xếp hạng trong số 79 nước, chỉ hơn các trường của Moldova, Grudia và Slovakia.

Kết quả xấu - đó không chỉ là thất bại trong nền giáo dục, mà còn là những năm bị mất đi trên ghế nhà trường. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các trẻ em Ukraine bị mất 2,8 năm phổ thông học tập không hiệu quả, thậm chí chả học gì.
Tại Ukraine giáo dục cải cách bắt đầu từ 19 năm trước và đưa vào hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Trải qua gần 20 năm, về chất lượng giáo dục, chúng ta đã thu được những kết quả đáng buồn như đã nói ở trên. Vậy nguyên nhân ở chỗ nào?

- Nguyên nhân thứ nhất: Cải cách nửa vời.

Những ví dụ điển hình: Áp dụng sát hạch bắt buộc BHO năm 2008. Hệ thống thi này san bằng các cơ hội cho các học sinh tốt nghiệp của các trường và đánh vào tham nhũng để thi vào các trường đại học. Nhưng sau 2 năm, Bộ trưởng giáo dục Tabachnhik làm "mềm đi" điều kiện bằng cách tăng điểm học tổng kết phổ thông, dẫn đến "các phụ huynh cố sửa điểm học cho con trước khi thi đại học. Năm 2010 Bộ giáo dục cũng huỷ quyết định chuyển sang hệ 12 năm phổ thông, mặc dù các học sinh phổ thông khoá đầu tiên sẽ tốt nghiệp vào năm 2012.
Sau thời gian bị trì trệ lâu dài, Ukraine bắt đầu sửa đổi từ năm 2014: Cho phép các trường phổ thông và đại học được tự lập về tài chính, giảm tải cho các học sinh và giáo viên, trở về hệ giáo dục phổ thông 12 năm. Tiến hành tập huấn lại hàng loạt giáo viên. Tính đến tháng 6/2020 đã thành lập 920 trường phổ thông trụ cột có khả năng san bằng sự bất bình đẳng trong các kết quả học tập.

- Nguyên nhân thứ hai: "Công việc không xịn".

Theo đánh giá cách đây chưa lâu của VoxUkraine, trong số 12 ngành nghề bị thiếu cán bộ nhiều nhất tại Ukraine - giáo viên các trường trung học và đại học Ukraine. Vì thiếu giáo viên, nên nhiều giáo viên các trường phải đồng thời giảng dạy một số môn. Ví dụ 15% trường phổ thông không có giáo viên toán.
Vấn đề là tiền: tại các trường phổ thông, giáo viên chưa có kinh nghiệm nhận mức lương 6 ngàn gr, có kinh nghiệm gần 9 ngàn gr. Hậu quả là tại một số trường, 1/3 giáo viên trong tuổi hưu, trong khi giáo viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Vì thế một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước trong Liên minh châu Âu là - tăng mức "xịn" và trẻ hoá đội ngũ giáo viên. Nhưng Ukraine không theo nguyên tắc này. Chính phủ trước dự định trẻ hoá đội ngũ giáo viên bằng khuyến khích mức lương: 73 ngàn giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy dưới 10 năm, sẽ được nhận 21 ngàn gr (1,55 tỷ gr). Nhưng tháng 4 này chính phủ mới cắt ngân sách của giáo dục hơn 3 tỷ gr.

- Nguyên nhân thứ ba: Không muốn thay đổi.

- Nguyên nhân thứ tư: Cái nghèo.

Luật về cải cách giáo dục không cho phép chi ngân sách dưới 7% GDP. Trước đó Ukraine cũng chỉ chi cho giáo dục ở mức 6,8% GDP. Số liệu tuyệt đối này không tạo sự phấn khởi. Theo nghiên cứu của PISA, chi cho cả quá trình học tập phổ thông của một học sinh Ukraine từ 6 tuổi đến hết 16 tuổi hết khoảng 27 ngàn $ (số liệu của năm 2018), so với 50 ngàn $ là số tiền cần thiết, trái lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục.

Còn một vấn đề riêng nữa - việc chi tiêu ngân sách nhà nước không hiệu quả. Theo số liệu của Bộ tài chính, năm ngoái chính quyền các địa phương không kịp sử dụng hơn 5 tỷ gr? (số tiền chi cho tăng lương các giáo viên, trang thiết bị cho các nhà trường).

- Nguyên nhân thứ 5: Bất bình đẳng.

Nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nguyên nhân trước - cái nghèo. Theo nghiên cứu của PISA, trẻ em con của những gia đình có thu nhập cao thường có cơ hội gấp ba đạt thành tích tốt trong học tập hơn là con các gia đình có thu nhập thấp. Kết quả thi BHO cũng cho thấy, các học sinh thuộc các trường nông thôn kém hơn các trường của thành phố. Các học sinh trong các trường tại các thành phố nhỏ, kết quả thi kém hơn các thành phố lớn. Một trong những nguyên nhân - trình độ của các giáo viên.

- Nguyên nhân thứ 6: 1/10 là luật sư.

Trong vòng 30 năm độc lập, hệ thống các trường đại học tại Ukraine được "thổi phồng" quá lớn, bởi cung cấp tài chính phụ thuộc vào số trường đại học và số lượng sinh viên. Trước đây cựu Bộ trưởng giáo dục Ukraine Novosad tuyên bố, số lượng các trường đại học Ukraine cần cắt giảm xuống còn 80. Theo số liệu thống kê của nhà nước, năm 1990 Ukraine có 149 trường đại học. Năm 2008-2009 đạt đỉnh 353 trường, dẫn đến "đào tạo thừa" một số ngành, ví dụ ngành marketing, kinh tế, luật. Hậu quả là: Một chỗ làm trong nghề luật, có tới 11 ứng cử viên.

Theo liga.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN